Thiết bị máy lạnh hiện nay được sử dụng khá phổ biến ở hầu hết gia đình vì sự tiện lợi cũng như những lợi ích mà thiết bị này mang lại. Nhưng thực tế nhiều người chưa biết nhiệt độ sử dụng máy lạnh bao là tốt nhất, đặc biệt là an toàn cho sức khỏe của những gia đình có trẻ em. Hôm nay bài viết này sẽ làm rõ cách sử dụng điều hòa ở mức bao nhiêu độ là tốt và an toàn cho người dùng. Qua đó người dùng sẽ biết cách sử dụng khoa học và an toàn hơn cho gia đình.

Mục lục nội dung bài viết
Nhiệt độ điều hòa tốt cho trẻ em là bao nhiêu?
Đối với trẻ sơ sinh: cơ thể bé sơ sinh không có khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể như trẻ lớn. Nhiệt độ phòng khi bật máy lạnh cần lưu ý không nên quá nóng hoặc quá lạnh dễ khiến cơ thể trẻ rất dễ phản ứng lại, gây ra những vấn đề sức khỏe ngoài mong muốn. Nhiệt độ máy lạnh ổn nhất khoảng 27 – 28 độ C. Lưu ý cha mẹ nên mặc đầy đủ đồ ấm, bao tay, tất cho trẻ.

Trẻ nhỏ: ở trẻ lớn hơn thì nhiệt độ cơ thể dễ thích nghi hơn, nhiệt độ mà trẻ có thể cảm thấy thoải mái và dễ chịu nhất khi bật điều hòa là khoảng 25 – 26 độ C. Nhiệt độ này khá mát mẻ, giúp cơ thể bé mát mẻ hơn cũng như dễ ngủ, ổn định thân nhiệt.
Các lưu ý khi sử dụng điều hòa
Nhiệt độ trong phòng lý tưởng và tốt nhất, thích ứng tốt với nhiệt độ cơ thể là khoảng 25 – 26 độ C. Nhiệt độ này thích hợp nhất vì sự chênh lệch với nhiệt độ môi trường không quá lớn, ít sinh bệnh cho người sử dụng. Đồng thời cũng giúp cho máy lạnh tiết kiệm điện khá hiệu quả.

Vị trí lắp đặt máy lạnh ở khoảng 1m7 đến 2m so với mặt sàn là tốt nhất. Lắp máy lạnh quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng. Nhất là khi đặt máy lạnh quá thấp, vô tình khiến cho cơ thể người bị nhiệt độ lạnh ảnh hưởng trực tiếp, gây ra đau nhức.

Vào những ngày hè nóng nực, ôi bức, tốt nhất nên chuyển chế độ điều hòa sang chế độ Dry – hút ẩm. Việc này giúp cho không khí trong phòng thêm mát mẻ và trong lành hơn, còn giúp tiết kiệm năng lượng và giảm tác hại xuống thấp nhất cho cơ thể.
Nên mở cửa để không khí bên trong phòng được trao đổi với bên ngoài khoảng tầm 3 giờ hoạt động liên tục một lần. Việc này tránh việc không khí trong phòng bị ứ đọng, ô nhiễm và giảm tác hại không mong muốn đối với cơ thể. Nếu cảm thấy những hiện tượng như hít thở khó khăn hoặc bị cảm nặng hơn, buồn ngủ, phản ứng chậm chạp thì đều là do ở trong phòng bí không khí quá lâu, oxy cung cấp không đủ. Vì vậy, sau 3 giờ mở máy lạnh thì phải mở cửa sổ để thông gió.
Mở máy lạnh trước khi đóng cửa sổ. Điều này rất quan trọng nhằm mục đích để những chất bẩn bên trong thoát hết ra ngoài, tránh tình trạng vi khuẩn còn tồn đọng gây khó chịu, có mùi hôi. Đồng thời tránh cho người dùng mắc phải những căn bệnh liên quan đến đường hô hấp như hen suyễn…
Nếu chỉ ra ngoài trong thời gian ngắn, nên điều điều hòa hoạt động thay vì tắt đi. Việc tắt đi rồi mở trong khoảng thời gian ngắn có thể gây ra hao điện và ảnh hưởng khá nhiều đến tuổi thọ của máy lạnh. Những thao tác liên tục hay quá nhiều, khiến cho máy nén hoạt động liên tục với điện áp lên xuống, dễ gây hư hỏng hay gây tốn kém ngoài mong muốn. Vì vậy, nếu ra ngoài không lâu, tốt nhất là đừng tắt máy lạnh, ví dụ như trong vòng 1 giờ, cứ để máy lạnh mở sẽ tiết kiệm điện hơn.
Khi vừa vào trong nhà, người dùng tốt nhất không nên bật máy lạnh ngay lập tức. Tình trạng sốc nhiệt rất dễ diễn ra nếu như nhiệt độ phòng máy lạnh quá đột ngột đến với cơ thể. Tình trạng này kéo dài rất dễ gây ra những căn bệnh về tim mạch hay mạch máu não, gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng cho người dùng.
Những nguy hiểm bật nhiệt độ điều hòa quá thấp
Việc bật nhiệt độ trong phòng quá thấp, máy lạnh bắt buộc phải hoạt động hết công suất, rơle sẽ tự động ngắt hoạt động của dàn nóng. Việc này vô tình khiến cho máy lạnh bị bật đi bật lại liên tục, vô tình làm giảm tuổi thọ của thiết bị một cách nhanh chóng, và đồng thời gây tiêu hao năng lượng khá lớn.

Thêm vào đó, nhiệt độ phòng quá thấp, thường xuyên dưới 25 độ C thì dễ gây ra những biến chứng như làm tê liệt dây thần kinh mặt, ảnh hưởng đến khả năng vận động của vùng mặt. Tình trạng sốc nhiệt xảy ra thường xuyên hay khiến cho cơ thể người sử dụng bị choáng, tê hay đau vùng sau tai, môi hay vùng miệng.
Và đặc biệt, nhiệt độ phòng luôn thấp sẽ gây mất nước cho cơ thể, da dễ bị khô gây nứt nẻ, lão hóa sớm. Không khí trong phòng nhiệt độ thấp cũng sẽ dày đặc hơn, vi khuẩn dễ phát triển với mật độ dày và cũng như khả năng lây nhiễm bệnh cao cho người dùng.